Gạch Ceramic là gì?

Hiện nay, nhờ vào các đặc tính ưu việt của mình, gạch ceramic trở thành xu hướng phổ biến cho lựa chọn ốp tường và lát nền trong thiết kế nội thất. Nhất là khi phong cách thiết kế, thẩm mỹ và công năng được đặc lên hàng đầu khi lựa chọn vật liệu hoàn thiện công trình.

Gạch Ceramic là gì?

Ceramic là dòng gạch được tạo thành từ cát, đất sét, các chất phụ gia được đúc thành hình và nung ở nhiệt độ cao. Bề mặt tráng men mỏng bảo vệ chống trầy và tạo nhiều họa tiết, màu sắc bắt mắt. Dòng gạch này được sử dụng phổ biến cho mọi không gian từ nhà bếp, phòng tắm đến phòng khách. Chất liệu cao cấp có khả năng chống nấm mốc, chống hơi nước.

Quy trình sản xuất gạch Ceramic

Gạch men phải trải qua nhiều quá trình sản xuất như mài, trộn nguyên liệu, ép khuôn, nung trong lò với nhiệt độ lên tới 1250 độC nên có khả năng chịu lực và độ bền cao, bề mặt rắn chắc hạn chế rạn nứt.

  • Chuẩn bị bột xương gạch: Các nguyên liệu được cân theo tỉ lệ chuẩn, nghiền thành bột mịn, sau đó trộn với một lượng nước nhất định để tạo độ ẩm.
  • Nén ép, tạo hình và sấy gạch: Hỗn hợp trên được vận chuyển trực tiếp đến máy ép và khuôn, lực ép tối đa 2500 tấn, sau khi ép xong gạch được vệ sinh để loại bỏ chất bẩn và chuyển sang quy trình sấy khô ở nhiệt độ khoảng 250 độ C trong trong 75 phút.
  • Tráng men: Sau khi gạch được sấy khô trong lò, chuyển sang công đoạn tráng men và quy trình in đặc biệt để tạo nên kiểu vân trên bề mặt.
  • Nung gạch: Sau khi tráng men, gạch được đưa vào lò nung ở nhiệt độ từ 1.150 độ C đến 1.180 độ C.
  • Phân loại và đóng gói gạch: Gạch nung được tự động phân loại và đóng gói, dán keo, in nhãn mác và đưa vào kho thành phẩm.
  • Chiều dày gạch: Gạch càng dày thì độ cứng của sản phẩm càng cao, giúp nâng cao chất lượng nền và tường nhà. Nếu bạn gõ vào viên gạch phát ra âm thanh to và rõ ràng thì có nghĩa là viên gạch đó có độ cứng cao, ít mao mạch và khe hở hơn.

Phân loại gạch Ceramic

Gạch được chia làm 2 loại chính: men khô cao cấp và men ép bán khô (gạch gốm, gạch men, gạch bông). Hai loại gạch Ceramic được tráng men và nung ở nhiệt độ cao, không nứt, không ố mốc. Ngoài ra, còn có một số yếu tố giúp phân biệt các loại gạch men mà bạn nên biết.

Công nghệ sản xuất bề mặt

Dựa trên công nghệ sản xuất bề mặt, gạch ceramic có thể được chia thành 2 loại cơ bản: tráng men và không tráng men.

Gạch Ceramic tráng men: Gạch tráng men sẽ được phủ một lớp men bề mặt giúp mặt gạch được bảo về tốt hơn và tăng vẻ đẹp của gạch. Tùy thuộc vào loại men được tráng, độ sáng, độ hút nước của gạch cũng sẽ khác nhau.

Gạch Ceramic không tráng men: Vì bề mặt không được tráng men nên viên gạch có sự đồng nhất. Điều này khiến màu sắc và hoa văn của gạch không tráng men sẽ bị trộn lẫn với xương của viên gạch sau khi được nung ở nhiệt độ cao.

Phân loại theo bề mặt gạch

Bề mặt gạch cũng được chọn làm yếu tố giúp phân biệt gạch Ceramic thành nhiều loại, mỗi loại đều có những đặc điểm nổi bật riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau.

Bề mặt Polished: Gạch Ceramic bóng kiếng với phần bề mặt được đánh bóng loáng với kỹ thuật in 3D cho kiểu vân sống động như thật, bắt sáng tốt, dễ dàng vệ sinh, tránh bám bẩn, bảo vệ nền nhà luôn như mới. Phù hợp sử dụng lát nền phòng khách, ốp tường bếp, nhà tắm…

Bề mặt Lappato: Dòng gạch Lappato hay còn gọi là gạch bán bóng, được thiết kế để cân bằng ánh sáng, là kết tinh từ những ưu điểm của gạch mờ và bóng. Bề mặt Lappato vừa có khả năng chống trơn trượt vừa mang vẻ đẹp hài hòa pha trộn giữa nét cổ điển, gần gũi mà vẫn sang trọng.

Bề mặt Matt: Là dòng gạch men mờ nhám phù hợp với phong cách kiến ​​trúc hiện đại kiểu Châu Âu sang trọng. Sản phẩm có độ cứng rất cao, thích hợp cho gia đình và nơi công cộng.

Theo công năng sử dụng

Theo từng đặc tính, gạch Ceramic sẽ có những công dụng khác nhau như: lát nền, ốp tường, lát sân, trang trí, vì vậy bạn cần phân biệt rõ từng loại để có lựa chọn phù hợp, mang lại hiệu quả và độ bền cao.

Với gạch Ceramic dùng cho lát nền thường đòi hỏi độ cứng cao, bề mặt chống xước, chống mài mòn, không trơn trượt và dễ dàng vệ sinh.

Ngược lại, gạch ốp tường thường là các dòng ép bán bóng hoặc bóng vì có màu sắc, họa tiết đa dạng, bắt sáng, không đòi hỏi khả năng chịu lực cao nhưng phải chống bám bẩn tốt để bảo vệ tường nhà.

Gạch men trang trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, là các dòng cao cấp có kích thước nhỏ, bề mặt thiết kế mới lạ, tạo sự khác biệt.

Kích thước gạch Ceramic phổ biến

Đặc điểm của ceramic là có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với các nhu cầu lát sàn, ốp tường hay trang trí. Diện tích nhà ở và phong cách nội thất ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn kích thước gạch phù hợp. Dưới đây là một số kích thước chuẩn, được lựa chọn nhiều nhất.

Ví dụ, thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển thường có xu hướng sử dụng gạch lát nền có kích thước nhỏ 200×200, 300×300, 300×600. Trang trí nội thất hiện đại hầu hết sử dụng các loại gạch có kích thước lớn như 600×600, 800×800 và 600×1200.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *